Tác giả:
Cập nhật: 15/12/2022

VAI TRÒ CỦA KHO HÀNG

Kho là thành phần cốt yếu của chuỗi cung ứng, hầu như liên quan đến các công đoạn từ khi nhận nguồn nguyên liệu thô, sản xuất trong hệ thống đến khi hoàn thành sản phẩm. Các kho hàng cần được thiết kế và hoạt động theo một hệ thống với những yêu cầu đặc biệt, cần có các phương tiện, nhân viên và các thiết bị hoạt động. Kho hàng thường là yếu tố khá là tốn kém trong chuỗi cung ứng và vì thế quản lý kho một cách hiệu quả nó sẽ là hạng mục quyết định về cả giá cả lẫn dịch vụ khách hàng.
Mục tiêu quan trọng bậc nhất của kho là tạo điều kiện cho dòng dịch chuyển hàng hóa được xuyên suốt trong chuỗi cung ứng để đáp ứng đến khách hàng cuối cùng. Có một số kỹ thuật để giảm lượng hàng tồn kho, như Just-in-time (JIT), Efficient consumer response (ECR),…

1. Cụ thể kho hàng phải tuân theo theo 2 quy luật sau đây:

Nhu cầu về hàng hóa là liên tục

  • Trong các khu công nghiệp, ví dụ như hàng thời trang, một số mẫu hàng có thể chỉ sản xuất đúng một đợt duy nhất. Trong trường hợp đó, hàng hóa cần được “đẩy” đến các cửa hàng, và nó không nhất thiết phải thông qua kho. Tuy nhiên, nhiều hàng hóa được đặt để bán trên một cơ sở là liên tục và vì thế nó cần được “kéo lại” để đáp ứng vừa đủ nhu cầu của khách hàng.

Lead time cung thì dài hơn lead time cầu

  • Hàng hóa khi được khách hàng yêu cầu thì lead time yêu cầu là rất ngắn, có thể chỉ là sau khi “click” đặt hàng. Nhưng lead time để hàng hóa có thể cung cấp cho khách hàng phải bao gồm khoảng thời gian đặt nguồn nguyên vật liệu, thời gian sản xuất, thời gian vận chuyển,… Vì thế, hàng hóa chắc chắn sẽ cần phải lưu trữ để cung cấp kịp thời.
  • Nắm giữ hàng tồn kho chỉ là một trong một số các vai trò của một kho hàng. Vì thế, để đáp ứng được sự tăng lên về sự quan trọng của dòng dịch chuyển hàng hóa, thì một số vai trò liên quan đến tốc độ dịch chuyển hàng hóa như việc nắm giữ hàng tồn kho.

2. Dưới đây là danh sách các vai trò thông thường:

Xác định điểm lưu trữ hàng tồn kho hợp lý

  • Việc xác định được điểm lưu trữ tồn kho hợp lý liên quan đến nhiều phòng ban khác nhau, ví dụ như bộ phận dự báo nhu cầu, bộ phận sản xuất.

Trung tâm tập kết hàng hóa

  • Khách hàng thường đặc một số dòng sản phẩm chứ không phải và thông thường được giao hàng cùng nhau. Kho hàng có thể thực hiện chức năng chứa chúng như một điểm tập kết từ các nguồn hàng khác và từ lượng hàng tồn trữ có sẵn trong kho.

Trung tâm Cross- docking

  • Nếu hàng hóa được mua từ nhiều nơi trong chuỗi cung ứng (trực tiếp từ nhà sản xuất hoặc từ nhà kho khác), và để thực hiện được đơn hàng của khách, thì kho lúc này có nhiệm vụ cross- docked. Điều này có nghĩa là hàng hóa được vận chuyển trực tiếp từ phương tiện đầu vào và được đi ra bởi phương tiện đầu ra mà không cần phải lưu trữ hàng trong kho, vì hàng hóa đã được chia ra đúng như đơn đặt hàng của khách hàng.

Trung tâm Sortation

  • Đây là một trung tâm cross-docking cơ bản, nhưng thuật ngữ này có xu hướng sử dụng cho trạm vận chuyển, nơi mà hàng hóa được mua đến kho nhằm mục đích phân loại hàng hóa theo khu vực hay khách hàng.

Phương tiện lắp ráp

  • Nó thường dùng trong việc trì hoãn sản xuất càng nhiều càng tốt để giảm thiểu lượng hàng tồn kho. Kho hàng có thể trở thành một điểm lắp ráp cuối cùng của sản phẩm, bao gồm các hoạt động như kitting, kiểm tra, cutting và dán nhãn.

Điểm trung chuyển

  • Đây là một phần quan trọng không thể thiếu khi cung cấp hàng hóa ngoài quốc gia. Khi mà hàng được vận chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau, ví dụ như hàng nhập khẩu sẽ được chuyển từ vận chuyển đường biển sang đường sắt, từ đường sắt sẽ được đưa đến kho để chuyển sang đường bộ và giao đến tay khách hàng.

Trung tâm nhận hàng trả về

  • Việc xử lý hàng trả về càng ngày càng trở nên quan trọng. Đặc biệt là việc phát triển mua bán hàng online. Hàng được trả lại sẽ được chuyển về kho và xử lý tại đây.
  • Các kho hàng hiện nay thường được kết hợp các vai trò khác nhau, cũng có rất nhiều kho mang tên khác nhau để phản ánh các vai trò kho đảm nhiệm khác nhau. Ví dụ như consolidation centre, JIT sequencing centre, customer service centre, fulfilment factory and e-fulfilment centre.

 Tổng hợp và biên soạn: Nguyễn Xuân Hòa.