Tác giả: TIÊN HUỲNH
Cập nhật: 10/08/2024

THỊ TRƯỜNG QUẢN LÝ KHO HÀNG CÁN MỐC 19 TỶ ĐÔ LA VÀO NĂM 2025

Thị Trường Quản Lý Kho Hàng Cán Mốc 19 Tỷ Đô La Vào Năm 2025

Theo một báo cáo mới đây của Million Insights, thị trường quản lý kho hàng dự kiến ​​sẽ đạt 19,06 tỷ đô la vào năm 2025. Sự tăng nhanh về chi phí lao động, sự thâm nhập của dòng xe điện càng tạo điều kiện thúc đẩy thị trưởng này phát triển hơn bao giờ hết trong giai đoạn sắp tới.

Đánh giá một vài công nghệ hiện hữu một cách cụ thể, báo cáo cho biết phương pháp giám sát tài sản telematics vẫn giữ vai trò chính yếu đối với sự phát triển của các giải pháp cải tiến năng suất làm việc của lực lượng lao động.

Việc ứng dụng hệ thống quản lý đội xe gia tăng sẽ góp phần thúc đẩy nhu cầu về telematics trong tương lai. Bên cạnh đó, việc ứng dụng hệ thống giám sát tài sản cũng được kỳ vọng sẽ được hỗ trợ bởi nhiều cung cấp, nhằm giúp tối ưu chi phí và tối ưu hóa chi phí nhiên liệu.

Còn đối với công nghệ Internet vạn vật, các cổng này đóng vai trò như các kênh giúp truyền hay chia sẻ dữ liệu một cách an toàn. Chúng được xem như nền tảng vững chắc cho các ứng dụng chuyên xử lý dữ liệu.

Internet vạn vật còn cho phép thực hiện lọc dữ liệu, chuyển dịch các giao thức, cập nhật dữ liệu, bảo mật và kết nối dữ liệu. Sự thay đổi về xu hướng ưa chuộng các nền tảng điện toán đám mây dự kiến sẽ giúp gia tăng nhu cầu về các sản phẩm dựa trên công nghệ này trong giai đoạn 2016 - 2025.

Trong đó, các thiết bị cảm biến sẽ là một trong những thiết bị được ưa chuộng nhất trong làn sóng Internet vạn vật trong thị trường quản lý kho hàng. Nguyên nhân phát sinh từ nhu cầu tăng mạnh đối với công nghệ cảm biến hiện diện ở nhiều ngành nghề khác nhau.

Một trong những điểm tiêu biểu khác đó chính là giải pháp EDI - được dự đoán sẽ tăng trưởng ổn định trong tương lai nhờ càng ngày càng có nhiều nhu cầu tính nhất quán và chính xác trong dữ liệu từ khách hàng.

Việc ứng dụng EDI giúp giảm sai sót thủ công do con người trong khi vẫn cung cấp đủ thông tin xác thực theo thời gian thực cho người tiêu dùng.

Theo nghiên cứu, giải pháp EDI sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR là 27,3% trong giai đoạn 10 năm trên.

Sự phát triển mạnh mẽ của điện thoại thông minh trang bị cảm biến cũng được dự đoán sẽ góp phần gia tăng nhu cầu sản phẩm trong tương lai.

Bên cạnh đó, các giải pháp quản lý lực lượng lao động được kỳ vọng sẽ giúp giảm chi phí lao động tổng thể. Có thể bạn đã biết, các giải pháp quản lý lực lượng lao động hay nhân viên có chức năng chính là dự báo đồng thời tối ưu hóa năng suất của lực lượng lao động.

Một Số Tiêu Điểm Khác Trong Bài Khảo Sát

Giai đoạn 2016 - 2025 cũng chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ với một số cái tên tiêu biểu như thu thập dữ liệu AIDC, nhận dạng tự động và RFID hay Nhận dạng qua tần số vô tuyến.

Bộ phận quản lý hàng tồn kho chiếm tỷ trọng doanh thu lớn trong năm 2025. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ gắn thẻ mức pallet sẽ thúc đẩy nhu cầu sở hữu hệ thống quản lý hàng tồn kho thông minh.

Dưới góc độ địa lý, thị trường Bắc Mỹ đang chiếm thị phần vượt trội với hơn 43,71% (2015) và tiếp tục được kỳ vọng sẽ duy trì vị thế đến năm 2025.

Trong khi đó, khu vực châu Á Thái Bình Dương đạt mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2016 đến năm 2025. Trong đó, hai cường quốc Singapore và Đức vẫn chiếm giữ vị trí hàng đầu với chỉ số hoạt động logistics cao.

Lời Kết

Có thể thấy thị trường quản lý kho hàng vẫn được kỳ vọng là sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian sắp tới. Đặc biệt vào năm 2025, thị trường này có thể sẽ cán mốc 19 tỷ đô la.

Thông qua những con số này, các nhà cung cấp dịch vụ kho hàng có thể đón đầu xu hướng để có thể ứng dụng các công nghệ thích hợp để tối ưu hóa các hoạt động đẩy nhanh quy trình quản lý kho hàng quản lý hàng tồn kho.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể ứng dụng hệ thống quản lý kho hàng thông minh trong hoạt động của mình để có thể giành được vị thế cạnh tranh nhất định trên thị trường giàu tiềm năng này.

-

Meksmart là nhà cung cấp hệ thống quản lý kho thông minh (WMS) tiên phong tại Việt Nam. Chúng tôi cung cấp đầy đủ các dịch vụ liên quan đến hậu cần và hàng tồn kho, từ việc xử lý theo thời gian thực các tác vụ gửi đến và gửi đi, quản lý hàng tồn kho, đến báo cáo tích hợp dữ liệu và cấu hình thông tin kho.

Nguồn: mhlnews.com